Sáng tạo là không chần chừ Phần 1
Sáng tạo là không chần chừ Phần 1
Chần chừ thì có liên quan gì đến sáng tạo, trong bài “Sáng tạo bị ngăn cấm bởi…..” trong đó có lý do là do dự, chần chừ, để hiểu rõ hơn hạn chế này, bạn hãy khám phá một số phân tích dưới đây.
Chần chừ là hiện tượng tâm lý hay thói quen xảy ra khi xuất hiện thời gian trống giữa công việc dự định làm cho đến khi việc đó được được bắt đầu.
Do dự, chần chừ, phân vân, ngần ngại, chờ chút, đợi tí nữa, mai hãy làm, rề rà.. là những suy nghĩ, câu nói thể hiện bạn đã không làm ngay một công việc mà chờ đến một thời điểm bạn cho rằng thuận lợi mới bắt tay vào.
Bạn có biết bao nhiêu thời gian đã bị lãng phí, bao nhiêu cơ hội đã bị tuột mất vì lý do này không?
Tại sao bạn luôn chần chừ
Bạn sẽ chần chừ vì
Bạn có nhiều thời gian,
Bạn chưa có ý tưởng hay hứng thú để làm việc này
Bạn quá bận rộn
Bạn cảm thấy lười biếng
Tâm trạng bạn không thoải mái
Bạn bị ép làm việc mà không yêu thích
Bạn cảm nhận việc này chưa đúng lúc để làm
Bạn sợ sẽ làm hỏng việc
Việc đó quá khó hoặc ngoài khả năng của bạn
Bạn sợ việc này làm quá tốt lần khác sẽ bị giao việc khó hơn
Bạn sợ chịu trách nhiệm nếu như bạn là người phá vỡ lề thói thông thường
Bạn cho rằng đây là việc chưa khẩn cấp
Bạn chưa đánh giá hoặc phân biệt công việc nào quan trọng và không
Bạn bị phân tâm hoặc tính hay lo ra
Hậu quả của việc chần chừ là gì?
Tất nhiên, ta đang nói về sáng tạo nghĩa là, chần chừ ngăn cản bạn trở thành một con người sáng tạo, suy nghĩ sáng tạo. Bên cạnh đó hậu quả mang lại dễ thấy nhất là năng suất làm việc của bạn bị giảm đi, những cam kết trong công việc sẽ không được thực hiện, sự tin cậy sẽ bị mất đi.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét